Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Bộ tranh ngộ nghĩnh và đáng yêu về mẹ bầu và những hạt đậu

(Tuticare Lê Trọng Tấn) Từ hình ảnh mộc mạc của những hạt đậu nành, một bộ tranh thú vị, ngộ nghĩnh về các bà bầu đã khiến người xem thấy thích thú và gần gũi.
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu tiên)


 bo tranh ngo nghinh dang yeu ve me bau va nhung hat dau - 1

Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, chuyện ăn uống thường là “nỗi khổ” của bà bầu vì những cơn buồn nôn, khó chịu ở bụng do cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên. Trong thời gian này, thực phẩm từ đậu nành như súp miso, hạt đậu nành khô, sữa đậu nành… là thực phẩm giúp mẹ bầu có thể kết hợp ăn uống đủ chất và làm dịu cơn ốm nghén. Mẹ chú ý không nên chế biến đậu nành thành món chiên, nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, chướng bụng.


Tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng tiếp theo)


 bo tranh ngo nghinh dang yeu ve me bau va nhung hat dau - 2

Tam cá nguyệt thứ 2 thường là khoảng thời gian thoải mái, dễ chịu với mẹ bầu sau khi đã vượt qua được các cơn ốm nghén, buồn nôn. Tuy vậy, trong giai đoạn này và giai đoạn tiếp theo, mẹ bầu rất dễ thiếu hụt canxi. Canxi trong sữa đậu nành rất nhiều, mỗi cốc sữa đậu nành chứa đến 200-400mg canxi trong khi nhu cầu canxi của mẹ trong giai đoạn này là 1000-1200mg. Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn chứa vitamin D, giúp canxi dễ dàng được hấp thụ vào cơ thể.


Tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối của thai kì)


 bo tranh ngo nghinh dang yeu ve me bau va nhung hat dau - 3

Giàu đạm, vitamin và khoáng chất cần thiết, thực phẩm từ đậu nành không những cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn giúp mẹ khoẻ mạnh, chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” sắp đến. Bên cạnh đó, với lượng chất xơ dồi dào, đậu nành sẽ giúp mẹ nhẹ nhàng vượt qua 3 tháng cuối cùng của thai kì bằng cách hạn chế chứng táo bón phổ biến.


Giai đoạn con cất tiếng khóc chào đời


 bo tranh ngo nghinh dang yeu ve me bau va nhung hat dau - 4

Đây là giai đoạn cả gia đình mừng rỡ đón thiên thần nhỏ vừa chào đời sau 9 tháng 10 ngày trông mong. Đậu nành giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau khi sinh để có đủ sữa cho con bú nhờ thành phần giàu đạm (tỉ lệ đạm lên đến 38%, cao hơn so với các loại thịt) cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.


6 tháng sau sinh


 bo tranh ngo nghinh dang yeu ve me bau va nhung hat dau - 5

Đậu nành ít béo, giàu isoflavone giúp cân bằng nội tiết tố, hạn chế chất béo tích tụ ở bụng, đùi, mông. Nhờ vậy, mẹ sẽ nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh. Ngoài ra, isoflavone trong đậu nành còn có tác dụng kích thích sản sinh collagen, giúp làn da mẹ săn chắc, mịn màng và tươi tắn trở lại.


Dinh dưỡng từ mẹ lúc mang thai quyết định khả năng nhận thức và sự phát triển thể chất của trẻ khi chào đời. Là thực phẩm lành với với nhiều vitamin và khoáng chất vi lượng thiết yếu, sữa đậu nành là trợ thủ đắc lực cho mẹ trong suốt 9 tháng 10 ngày quý giá và giai đoạn sau sinh.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Nỗi khổ "CHỈ CÓ" cha mẹ có con "DỊ ỨNG THỨC ĂN" mới hiểu được

(Tuticare Lê Trọng Tấn) Nhiều hành động của cha mẹ có con dị ứng thực phẩm bị cho là quá hà khắc với con cái, nhưng sự thật chính họ cũng khổ tâm mỗi khi suy nghĩ về chuyện ăn uống của các bé.



Bạn phải thức khuya để làm bánh ngọt cho bữa tiệc sinh nhật. Đó thậm chí không phải là sinh nhật của con bạn.   

Bạn có bản năng nói "không" ngay khi tiếp viên hàng không đẩy xe phục vụ đồ ăn nhẹ tới.        

Cha mẹ của những đứa trẻ bị dị ứng thực phẩm có thể hỏi "Có gì trong chiếc bánh này?" bằng... 5 thứ tiếng!    
    

Bạn phải hoạt động vất vả hơn trong kỳ nghỉ khi phải đóng gói đồ ăn bằng những hộp đựng cồng kềnh.

Dã ngoại hay tiệc tùng luôn là vấn đề khiến phụ huynh có con bị dị ứng thức ăn "toát mồ hôi".        

Cảm giác khổ ải ập đến khi con được mời đến tiệc sinh nhật. Không biết ở đó có gì và chúng sẽ ăn những gì đây?     

Bạn sẽ làm cho con mình "tụt hết cảm xúc" khi không được ăn chiếc bánh mà trẻ thích bởi bạn không biết trong đó có thành phần khiến con bị dị ứng hay không.  
     


Khi con đau bụng, bạn âm thầm phân tích tất cả những thứ trẻ đã ăn. 


Sẵn sàng đến nhà người khác và lục lọi truy tìm dấu vết "thủ phạm", kiểm tra nhãn mác trên tất cả hộp đồ ăn.    

Bạn không nhớ nổi lần gần nhất đưa con đi ăn ngoài là khi nào.      


Luôn lo lắng về bữa trưa của trẻ.        


Tận dụng ngày lễ hóa trang Halloween để ném bỏ tất cả những thứ kẹo bánh có nguy cơ làm cho con đau bụng.        


 Đôi khi chỉ là câu hỏi về nơi sản xuất của đồ ăn mà bạn có thể làm cho ai đó sợ hãi co rúm người.       



  Cha mẹ giống như nhà hóa học uyên bác có thể phân tích về đủ thứ chất có trong thực phẩm.

  
  Khi những chiếc bánh ngọt xuất hiện với sự hấp dẫn không thể khước từ, bạn phải kìm lòng lại và nói với con: "Mẹ biết chúng rất ngon nhưng con không thể ăn được vì có chất gây dị ứng bên trong".        

  
Bạn có thể khóc giữa cửa hàng tạp hóa nếu như vô tình tìm được một thực phẩm mới có thể thêm vào danh sách đồ ăn an toàn cho con.        

Bạn hoàn toàn hiểu rằng "dù chỉ một miếng thức ăn" cũng đủ làm con bị tổn thương.      
  

 Tim bạn như ngừng đập mỗi khi nhận được cuộc gọi từ trường học của con.        


Bạn đã phải mất rất nhiều thời gian chỉ để giải thích cho mọi người xung quanh và cả con mình hiểu về những đồ ăn có thể làm con dị ứng thậm chí giết chết con bạn.  

Ngày đầu tiên đưa con đến trường, khi giáo viên hỏi về chế độ dinh dưỡng, bạn sẽ kể ra một danh sách dài dằng dặc những thực phẩm cần lưu ý.       


Lớp học để phân biệt nhãn dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm là điều cần thiết đối với bạn.

10 điều các "ÔNG CHỒNG CẦN BIẾT" để không làm "TỔN THƯƠNG VỢ BẦU"

(Tuticare Lê Trọng Tấn) Có những thay đổi rất nhỏ trong cơ thể phụ nữ khi mang bầu nhưng các ông chồng vẫn cần phải biết để không vô tình làm tổn thương vợ.

1/ Vợ bầu có thể không bao giờ nói với bạn điều này nhưng thực tế là hormone thai kỳ có thể khiến cô ấy bỗng dưng quên điện thoại để ở đâu hay đã vất chìa khóa nhà ở một chỗ nào đấy. Đừng vội trách vợ bầu và cũng không cần quá lo lắng bởi sau sinh, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Các ông chồng chỉ cần biết rằng não của phụ nữ mang bầu có thể không nhanh nhạy và thậm chí rất hay quên.


2/ Đừng thấy cô ấy muốn nằm một mình mà nghĩ rằng vợ bầu không còn quan tâm, yêu thương bạn nữa. Thực tế thì khi mang bầu, cơ thể nặng nề khiến chị em cần một chiếc gối ôm dành riêng cho bà bầu nhiều hơn là ôm chồng.

3/ Bạn biết rằng vợ mang bầu sẽ cần ăn nhiều hơn bình thường , vì vậy hãy luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn để phục vụ cơn đói của vợ.


4/ Đừng bao giờ thắc mắc vì sao ngoại hình của vợ thay đổi chóng mặt khi mang bầu đặc biệt là cân nặng tăng lên nhanh chóng. Cô ấy cũng biết điều đó nhưng không muốn kêu than với bạn mà thôi. Vì vậy, bạn hãy đừng “đổ thêm dầu vào lửa” và hãy khéo léo khen cô ấy: “Em vẫn đẹp lắm!” để khích lệ tinh thần vợ.

5/ Dù cơ thể nặng nề hơn nhưng không có nghĩa là cô ấy không thích thú với chuyện quan hệ tình dục. Vì vậy hãy dò xét nhu cầu tình dục của vợ và nếu có thể hãy “yêu” có ấy một cách nhẹ nhàng vì “chuyện ấy” không hề ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

6/ Nhưng bạn vẫn cần biết rằng cô ấy vẫn đang mang bầu và đừng lạm dụng cô ấy.

7/ Hãy tưởng tượng bụng của bạn bỗng phình to lớn gần 3-4 lần bình thường, cơ thể nặng nề và thường xuyên phải thức giấc ban đêm để đi tiểu… Cô ấy đang mang bầu và khá mệt mỏi vì vậy đừng trách cứ nếu cô ấy không chăm chỉ như trước kia, chỉ là vì vợ bạn đang mệt chứ không phải cô ấy lười đâu!

8/ Bạn đang rất hạnh phúc vì được lên chức bố nhưng cô ấy là người đang trải qua rất nhiều thay đổi trong cơ thể cũng như trong cuộc sống. Vì vậy cô ấy cần được quan tâm và là trung tâm của sự chú ý.

9/ Nếu vợ bạn muốn được gây tê màng cứng khi sinh con, đừng hỏi cô ấy: “Có cần thiết không?” Mà hãy làm theo những yêu cầu của vợ và bác sĩ.

10/ Khi vợ sinh nở, cô ấy có thể muốn có một người bên cạnh. Nếu cô ấy nói cần bạn, hãy hạnh phúc gật đầu nhưng nếu không phải là bạn thì cũng đừng hời dỗi. 





Màu sắc và ăn uống trong quá trình mẹ mang thai

(Tuticare Lê Trọng Tấn) Trong liệu pháp về sắc màu để ổn định tinh thần, tác động của màu sắc đến tinh thần và thói quen ăn uống của thai phụ khác so với người bình thường.

Màu sắc và ăn uống trong quá trình mẹ mang thai

Trái cây, rau quả là nguồn cung cấp vitamin, acid folic cùng những khoáng chất thiết yếu, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, màu sắc cũng có tác động nhất định đến tinh thần, tâm trạng đối với việc ăn uống khi mang thai của thai phụ.  Do đó, ăn uống thực phẩm có màu sắc tươi vui cũng tốt cho sức khỏe của mẹ.

Tác động tích cực từ màu sắc đối với thói quen ăn uống khi mang thai

Tác động tích cực từ màu sắc đối với thói quen ăn uống khi mang thai

Trong liệu pháp về sắc màu để ổn định tinh thần, tác động của màu sắc đến tinh thần con người nói chung và thai phụ (nói riêng) như sau:

Màu hồng: thường gắn liền với những gì thuộc nữ tính đồng thời cũng là màu sắc có tác dụng giúp con người bình tĩnh hơn. Rất khó để nổi giận trong một không gian toàn màu hồng. Thậm chí có cả đề án xây dựng nhà tù màu hồng tại Đức để giúp các tù nhân “hạ hỏa”.

Màu xanh da trời và màu vàng: giúp kích thích não bộ, phát huy sự sáng tạo khiến tinh thần trở nên minh mẫn hơn. Bạn cũng sẽ tươi tắn, hay mỉm cười và yêu đời hơn trong không gian tràn ngập hai sắc màu này vì chúng kích thích não bộ sản sinh ra chất serotonin (chất mang lại cảm giác vui vẻ).

Màu xanh lá: giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đó là lý do tại sao bạn thường nhẹ nhõm, cảm giác thư thả khi tản bộ trong công viên hoặc nơi có nhiều cây xanh.
Màu xanh lam: Giúp não bộ tiết ra chất melatonin giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, ổn định tinh thần.

Bổ sung dưỡng chất từ rau quả sắc màu

Bổ sung dưỡng chất từ các rau quả màu sắc

Nhóm thực phẩm màu xanh: Nhóm rau củ có màu xanh đậm như bông cải, cải xoăn, rau bina, rau ngót… giàu chất dinh dưỡng thực vật (chất indoles), bổ sung chất sắt và còn có thể phòng chống được ung thư.

Nhóm thực phẩm màu vàng cam: Có trong cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ, xoài… cung cấp nhiều carotene – tiền chất khi vào cơ thể sẽ dễ dàng chuyển hóa thành vitamin A cho cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra rau củ quả có màu sắc này còn cung cấp betacarotene chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương và bệnh tật.

Nhóm thực phẩm màu đỏ: Có trong dưa hấu, cà chua… Rau củ, trái cây có màu đỏ rất giàu có chất lycopene có thể làm giảm nguy cơ ung thư cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ chịu nhiều áp lực nên dễ mắc bệnh từ vi trùng, ký sinh trùng. Rau củ quả nên ăn loại đã qua chế biến, nếu ăn sống thì phải bảo đảm đã rửa thật sạch. Trái cây nên gọt vỏ kỹ lưỡng. Khi chế biến rau củ quả, không nên nấu lâu để tránh làm mất chất dinh dưỡng. Chúc các mẹ bổ sung dinh dưỡng thật tốt để mẹ và bé yêu cùng khỏe.